Bước tiến quan trọng với Luật Hôn Nhân
và Gia Đình 2014 của Việt Nam đã khẳng định sự cần thiết và tính phù hợp của
các quy định mới trong một xã hội đang phát triển. Tuyên truyền về luật này
không chỉ là về việc củng cố các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình mà
còn về việc bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình.
Hãy khám phá sâu hơn về những điều này để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Luật
Hôn Nhân và Gia Đình 2014 và tác động của nó đối với cuộc sống hàng ngày của
chúng ta.
Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã được thông qua vào ngày 19/6/2014 và có hiệu
lực từ ngày 01/01/2015.
* NỘI DUNG:
Hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau
khi kết hôn.
Gia
đình là tập hợp những người gắn bó
với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh
mối quan hệ nhân thân phát sinh giữa các thành viên trong gia đình và tài sản
phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về lợi ích tài sản, như quan hệ
cấp dưỡng, nuôi dưỡng
Chế độ tài sản của vợ chồng, chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân; thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng…
Quy định về việc xác định cha, mẹ cho con
trong giá thú; ngoài giá thú; xác định con; quyền nhận cha, mẹ; quyền nhận con;
xác định cha, mẹ, con trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; trường
hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con chưa thành
niên, nghĩa vụ và quyền giáo dục con;…
Các trường hợp chấm dứt hôn nhân bao gồm:
chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên
bố vợ, chồng đã chết và trường hợp ly hôn.
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cấp dưỡng trong
từng mối quan hệ cũng như mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng; chấm dứt nghĩa
vụ cấp dưỡng;…
Quy định các điều kiện, cơ quan có thẩm
quyền; các thủ tục áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài như kết hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn có yếu tố nước ngoài; xác định
cha, mẹ con có yếu tố nước ngoài,…
* Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn
nhân và gia đình
Theo Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014,
các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẵng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân
tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa
người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc;
các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ
nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm
bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về
hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của
người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo
đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
* Các hành vi nghiêm cấm trong chế độ hôn
nhân và gia đình
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập,
thực hiện theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể tại khoản 2 Điều
5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Nhà nước cấm các hành vi sau đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn,
cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa
những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba
đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng;
Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản
trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới
tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện về hôn nhân và gia
đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi
khác nhằm mục đích trục lợi.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và
gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu
Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử
lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và
các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải
quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình./.