Việc truy xuất mã số vùng trồng là cơ cơ sở để người nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp phải tuân
thủ quy định của các nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu.Cùng với địa phương
chung tay xây dựng nông thôn mới. Hội Nông
dân xã Tân Đức phối hợp với Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tỉnh Bình Thuận
tổ
chức Tập huấn cho bà con nhân dân về hướng
dẫn truy xuất nguồn gốc mã số vùng trồng.
Về tham gia với buổi
tập huấn báo cáo viên là bà: Nguyễn Thị Thanh Nga - chuyên viên chi cục trồng trọt và vảo về thực vật Tỉnh Bình
Thuận.
Lãnh đạo địa phương có ông: Hoàng Đức Tá - Phó chủ tịch UBND
xã, cùng với sự có mặt của 60 hội viên nông dân, thành viên của Tổ hợp tác, Hợp
tác xã của xã.
Toàn cảnh hội nghị tập huấn
Tại buổi tập huấn, các học viên được Chi cục trồng
trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai
phổ biến các quy định, quy trình thực hiện như: Phổ biến những yêu cầu khi thiết lập vùng trồng, cơ sở đóng gói, những quy định về cấp
mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa; hướng dẫn hồ
sơ, thủ tục đăng ký
cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất
khẩu và tiêu thụ nội địa; hướng dẫn kiểm tra, đánh
giá vùng trồng; thiết lập hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng; quản lý sử dụng
mã số vùng trồng.
Thông qua các lớp tập huấn để giúp cho cán bộ, công chức của xã nắm
và hiểu rõ hơn về những quy định,
quy trình thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng
trồng, cơ sở đóng gói, để phối hợp
tuyên truyền, vận động người dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp phải tuân
thủ quy định của các nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm vàtruy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu.
Tại hội nghị bà con đã tập trung thảo
luận, trao đổi về những yêu cầu bắt buộc khi thiết lập vùng trồng, diện tích
vùng trồng, cách ghi chép nhật ký sản xuất, giải đáp những thắc mắt liên quan
đến quy trình, thủ tục cấp mã số vùng trồng.
Ngoài ra, việc thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói có
tác động rất lớn đến thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị
sản phẩm, hiệu quả kinh tế, từng bước góp phần thay đổi tập
quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ của nông dân, khuyến khích nông dân liên kết sản
xuất, tăng diện tích, áp dụng chung quy trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của
vùng trồng.
Thông qua lớp tập huấn, đã giúp cho bà
con nông dân nâng cao hiểu biết về lợi ích khi được cấp mã số vùng trồng, những
yêu cầu đối với sản xuất khi có mã số vùng trồng. Từ đó hình thành vùng sản
xuất tập trung áp dụng quy trình canh tác hiệu quả, tạo ra sản phẩm an toàn
phục vụ người tiêu dùng, góp phần xây dựng thành công xã Nông thôn mới nâng cao
trong năm 2024./.