Phát triển du lịch nông thôn, Tân Đức mời khách trải nghiệm nhà vườn
Tân Đức là xã có đến
80% dân số làm nông nghiệp chủ yếu là trồng mía, mì, tràm, cao su…, những năm
gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các ban ngành đoàn thể đã tập
trung công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi
cây trồng phù hợp với khí hậu tại địa phương. Hiện nay số lượng thanh long được
trồng nhiều trên địa bàn xã mang lại hiệu quả cao cho người dân đây cũng là tiền
đề để địa phương phát triển loại hình du lịch nông thôn.
Hướng tới phát triển du lịch nông thôn, UBND
xã Tân Đức chú trọng đến các mô hình tham quan du lịch tại vườn như Khu du lịch
vườn café koi 86, vườn thanh long. Đáng chú ý là vườn thanh long của ông Trần
Văn Bảy tại Thôn 3 xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Đến tham quan vườn thanh long, du khách sẽ được
trải nghiệm việc chăm sóc, thu hoạch và thưởng thức trái thanh long, nước ép
thanh long...
Vườn thanh long chín đỏ thu hút du khách trải
nghiệm cuộc sống hàng ngày của nông dân địa phương. Cũng trên địa bàn xã Tân
Đức, một địa điểm tham quan được nhiều đó là Vườn café Koi 86. Đây là được xem
là 1 trong 2 điểm đáng để chúng ta quan tâm trãi nghiệm.
Đến đây, du khách được giới thiệu về mô hình
canh tác, tham quan các khu vực canh tác thanh long, trái thanh long chín đỏ cũng
là khung cảnh đẹp, lạ để du khách chụp ảnh khoe với người thân và bạn bè.

“Để phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn,
địa phương đã định hướng quy hoạt nông nghiệp nông thôn gắn với quy hoạch du
lịch. Đồng thời, chỉ đạo cho các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền tăng cường
quảng du lịch nông nghiệp tại địa phương”.

Trên địa bàn xã cũng có những vườn xoài, vườn ổi
thu hút du khách dừng chân ghé thăm. Cũng như những vườn khác, du khách được
tham quan, chụp ảnh với trái cây và mua sản phẩm về làm quà.
Du khách đến Bình Thuận có thể ghé qua Tân Đức
tham quan những vườn thanh long, xoài hay ổi, tự tay hái trái cây mang về.
Việc phát triển du lịch nông thôn tại địa
phương có sự tham gia trực tiếp của người nông dân trong hoạt động du lịch tạo
ra sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm. Đồng thời, đem lại thu nhập cao hơn
cho bà con nông dân bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuần túy, từng bước đem lại
hiệu quả kinh tế. Điều này kéo theo chất lượng phục vụ khách tại điểm du
lịch, cũng như tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.
Tuy nhiên, một số mô hình du lịch nông thôn
còn mang tính tự phát và hạn chế. Do đó để du lịch nông thôn phát triển theo
hướng bền vững, cần xây dựng cơ chế, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, tạo điều
kiện để các mô hình du lịch này phát triển mạnh trên cơ sở các tiềm năng, lợi
thế của địa phương.